CV là gì? CV bao gồm những gì ?

0
485

Khi tuyển dụng bạn thường thấy nhà tuyển dụng yêu cầu có CV  vậy khái niệm CV là gì.

cv là gì

CV là gì?

Có rất nhiều người không biết CV là gì? Và cũng không ít người khi viết CV không biết bắt đầu từ đâu và phải bao hàm những nội dung gì? CV là bản sơ yếu lý lịch bao gồm những nội dung cơ bản dưới đây:1. Personal details (Thông tin cá nhân)

Phần này giúp công ty có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

* Name (Tên): Họ viết trước, tên viết sau. Đối với những nước nói tiếng Anh, tên (first name) viết trước, họ (surname) viết sau. Người ta thường không viết toàn bộ last name bằng chữ in hoa.
* Address (Địa chỉ): Bạn cần ghi địa chỉ nhà ở, nơi bạn học/ làm việc để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn.
* Telephone number (số điện thoại): Bạn nên ghi cả mã nước – Ví dụ: Pháp: 33 để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn. Cần ghi cả số điện thoại di động và địa chỉ e-mail nếu bạn có.
* Dates (Ngày/tháng/năm): Bạn phải chú ý là có một vài nước dùng trật tự tháng/ngày/năm, trong khi các nước khác lại viết theo trật tự ngày/tháng/năm. Để tránh nhầm lẫn, hãy chú ý khi bạn ghi ngày tháng bằng chữ số.

Không nhất thiết phải điền tất cả thông tin cá nhân. Ở châu Âu ngày sinh là rất cần thiết vì thế mà CV của nó có cả mục này. Tuy nhiên, vẫn có một số công ty muốn biết bạn đã kết hôn chưa? Nếu bạn không phải là người châu Âu thì phải khai quốc tịch vì có thể một lúc nào đó bạn phải thông báo cho công ty biết bạn cần visa.

2. Job Objective (Mục tiêu nghề nghiệp)

Phần này làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến mục đích của bạn. Objective là phần quan trọng bởi vì nó cho nhà tuyển dụng biết bạn đang tìm kiếm điều gì với công việc này?

Phần Education, Professional experience theo sau phần Objective, bạn cần nêu các kỹ năng hoặc kinh nghiệm hỗ trợ cho Objective. Ví dụ, nếu bạn muốn xin đi dạy ở một trường nào đó, bạn phải thể hiện rằng bạn có những kinh nghiệm liên quan đến dạy học.

3. Education (Trình độ và bằng cấp)

Phần này trình bày quá trình học tập và các bẳng cấp mà bạn có.

Không nhất thiết phải trình bày toàn bộ quá trình học tập của bản thân. Chỉ nên trình bày những gì hỗ trợ cho phần Objective như bằng cấp, tên trường, các khóa học tham gia, v.v

Ví dụ:

Đối với bằng cử nhân:

Ø Bachelor of Science, Bachelor of Arts, v.v

Đối với bằng thạc sỹ:

Ø Master of Science, Master of Arts, v.v.

4. Professional experience (Kinh nghiệm chuyên môn)

Mục đích của phần này là nhằm nhấn mạnh các kỹ năng cần có cho vị trí mà bạn đang tìm.

Nên điền ngày, tháng, năm làm việc; tên và địa điểm của công ty; hoạt động của công ty và nhiệm vụ của bạn ở công ty đó là gì? Nhớ liên hệ kinh nghiệm làm việc với mục Objective.

5. Computer skills (Kỹ năng tin học)

Nên trình bày chính xác những gì bạn đã làm liên quan đến máy tính, không nên chỉ kể tên các kỹ năng bạn có.

6. Language skills (Các kỹ năng ngôn ngữ)

Mục đích của phần này là nhằm làm cho nhà tuyển dụng chú ý đến ngoại ngữ mà bạn biết, vì thế hãy trình bãy rõ các kỹ năng ngôn ngữ mà bạn có.

7. Extracurricular activities (Các hoạt động ngoại khóa)

Phần này cho phép bạn thể hiện các kỹ năng như là teamwork (khả năng làm việc nhóm), competitive spirit (tinh thần cạnh tranh), nó bổ sung cho kinh nghiệm làm việc của bạn hoặc thay thế nếu bạn có ít hoặc không có kinh nghiệm làm việc.

8. Reference

Phần này cho nhà tuyển dụng biết những người sẽ bảo đảm cho những thông tin mà bạn đưa ra.

Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ viết được một CV hoàn chỉnh.

Với mình CV cũng là một trong những tờ giấy thông hành trong quá trình tim kiếm việc làm. Khi viết CV bạn đã bao giờ nghĩ đến điều mà nhà tuyển dụng quan tâm trên CV của mình chưa?

CV của bạn được làm để thực hiện một điều: đó là để có được một cuộc phỏng vấn. Như chúng ta đã biết, các nhà tuyển dụng thường chỉ mất khoảng từ 20-30 giây để xem CV, nghĩa là bạn cần phải làm cho CV bạn thật ấn tượng. Đối với nhà tuyển dụng nhận hàng trăm đơn xin việc cho nhiều mẫu quảng cáo tuyển dụng, làm thế nào biết được họ đang tìm gì và làm thế nào để CV của bạn nổi bật so với các CV khác?

Hãy cùng xem các điều sau:

Câu tự giới thiệu

Đây là cơ hội đầu tiên để tạo sự ấn tượng cho CV, nếu bạn không thực hiện đúng thì cơ hội được mời phỏng vấn sẽ giảm đáng kể. Nhà tuyển dụng cần có lý do để tiếp tục đọc phần còn lại của CV bởi vì họ muốn tìm ra những ứng viên tốt nhất cho công ty. Họ sẽ không quan tâm bạn muốn điều gì cho công việc của bạn, mà chỉ quan tâm bạn sẽ thực hiện được điều gì cho công ty, sẽ tạo được lợi nhuận như thế nào cho công ty. Cần tránh những câu như “ Tôi đang tìm kiếm một cơ hội thử thách ở lĩnh vực mới”, “ Tôi đang tìm kiếm cơ hội để phát triển nghề nghiệp”….

Lịch sử làm việc

Nhà tuyển dụng thường quan tâm vào phần này hơn bất kì phần nào khác ở CV. Do đó, bạn cần phải làm cho phần kinh nghiệm làm việc của bạn nhanh chóng thuyết phục nhà tuyển dụng, làm họ thấy được sự phù hợp của vị trí tuyển dụng với kinh nghiệm làm việc của bạn.

Nội dung của phần này cần phải làm nổi bật những điều sau: Tại sao công ty nên tuyển bạn thay vì một ứng viên khác? Bạn có thể đem lại lợi ích gì cho công ty? Điều đặc biệt ở bạn là gì? Làm thể nào bạn có thể hoàn thành công việc công ty cần? Hãy bắt đầu với vị trí gần đây nhất và sắp đặt các công ty đã làm theo trật tự thời gian. Vị trí làm việc hiện tại cần phải thu hút nhất bởi vì những kỹ năng và kinh nghiệm đạt được trong vị trí hiện tại này sẽ xác định bạn có phù hợp với công việc đang tuyển dụng hay không. Nên trình bày năm bắt đầu và kết thúc công việc bạn đã làm, điều này sẽ giúp bạn giấu được khoảng thời gian không làm việc nếu có giữa các công ty. Đừng bao giờ nói dối về năng lực của bạn vì nhà tuyển dụng có thể biết được điều này.

Trình độ học vấn

Hãy liệt kê tất cả các quá trình học tập của bạn theo thứ tự từ bằng cấp đạt được có giá trị cao nhất đến thấp nhất. Nếu bằng cấp đạt được là từ một trường đại học danh tiếng, đạt được kết quả xuất sắc với chuyên môn có liên quan đến vị trí tuển dụng, bạn hãy để phần này gần đầu trang của CV. Tuy nhiên, nếu lịch sử làm việc của bạn là những điểm nổi bật hơn, hãy để phần nền tảng học vấn ở phần cuối của CV.

Các kỹ năng

Phần này thể hiện các điểm mạnh của bạn cho các nhà tuyển dụng. Hãy trình bày rõ ràng những năng lực của bạn và những điều bạn có thể đem đến cho công ty. Vì vậy, bạn cần phải quảng bá và thể hiện những kỹ năng và thành tích đạt được.

Nếu bạn không rõ về những kỹ năng công việc yêu cầu bởi vì mẩu quảng cáo tuyển dụng cung cấp quá ít thông tin, bạn hãy tìm hiểu các vị trí tương tự trên các trang web tìm việc. Khi đã thực hiện, hãy đưa ra một danh sách những khả năng phù hợp bao gồm kỹ năng có thể chuyển đổi công việc, kỹ năng thích nghi như là kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,….

Hãy luôn tìm hiểu nhà tuyển dụng cần điều gì

Hãy nhớ CV của bạn được thiết kế để quảng bá bản thân đến nhà tuyển dụng tiềm năng. Hãy thể hiện rõ ràng, hấp dẫn người đọc và phải trả lời đựơc 3 câu hỏi mà các nhà tuyển dụng luôn quan tâm: Bạn có thể làm được điều gì cho công ty? Bạn đã làm được những điều gì cho các công ty bạn trước đây? Bạn có thể đem lại lợi ích cho công ty của chúng tôi không?