Làm thế nào để hết chảy máu chân răng ?

0
382

Bạn cảm thấy khó chịu khi gặp một số vấn đề về răng miệng, 10 cách tốt nhất giúp bạn có được hàm răng chắc khỏe.

Bệnh chảy máu chân răng, hay còn gọi là bệnh viêm nướu, xảy ra khi vùng nướu xung quanh răng bị viêm. Nếu không đánh răng đúng cách sẽ để lại những mảng bám trên chân răng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh này như thiếu canxi và vitamin, rối loạn ăn uống như biếng ăn và cuồng ăn. Một số căn bệnh khác nặng hơn cũng gây ra hiện tượng chảy máu chân răng, đó là rối loạn chức năng gan và thận, tiểu đường và bạch cầu. Vậy có cách nào để khắc phục hiện tượng trên?

cách chữa chảy máu chân răng

1. Súc miệng bằng nước muối: Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để trị chứng chảy máu chân răng. Chỉ cần cho một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong khoảng 1-2 phút. Mỗi ngày thực hiện khoảng 3-4 lần, đặc biệt là sau khi ăn.

2. Thoa mật ong: Mật ong từ lâu đã được biết đến là một loại thuốc có chức năng khử trùng, nên dùng nó để chữa các vấn đề về răng miệng sẽ rất hiệu quả. Sau khi đánh răng xong, nhúng một ít mật ong lên đầu ngón tay và chà lên những vùng bị nhiễm trùng trong lợi. Nhưng cần lưu ý là vì mật ong có chứa lượng đường rất lớn nên chỉ chà vào lợi chứ không nên chà vào răng nếu không muốn bị sâu răng.

3. Đánh răng bằng thuốc tiêu mặn/thuốc muối (baking soda): Pha thuốc muối vào nước ấm và dùng hỗn hợp đó để đánh răng. Thuốc muối có tác dụng chống sâu răng và ngăn ngừa các bệnh về nướu, đặc biệt là chảy máu chân răng, vì nó trung hòa các axit có trong miệng. Dù sao phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh.

4. Dùng túi trà: Nhiều người tin rằng uống trà có thể làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy. Uống trà nhiều sẽ khiến răng mất màu và ố vàng, nhưng nếu biết cách sử dụng túi trà còn ấm sẽ chữa được các bệnh về nướu. Đầu tiên, đặt túi trà vào trong nước nóng một lát, sau đó để nguội. Đưa túi trà vào khu vực nướu bị nhiễm trùng trong vòng 5 phút. Vị đắng chát của axit tannic trong túi trà sẽ giúp chữa được chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả.

5. Dùng dầu đinh hương: Có hai cách để áp dụng phương pháp này, đó là thoa dầu đinh hương dọc theo chân nướu hoặc nhai một miếng đinh hương. Việc này có thể tạo ra cảm giác rất mạnh trong miệng, nhưng đó lại là một phương thuốc hiệu quả.

6. Đánh răng với bột ớt cayen: Ớt cayen là một bài thuốc chống vi khuẩn, có khả năng tiêu diệt loại vi khuẩn gây chảy máu chân răng. Đánh răng bằng bột ớt cayen ban đầu có thể gây ra cảm giác tê nhức thoáng qua, nhưng sẽ chữa được bệnh.

7. Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và D: Vitamin C giàu chất chống oxy hóa, giúp mô phát triển đồng thời tái tạo xương. Nó cũng có khả năng chữa được những vấn đề liên quan đến nướu. Vitamin D nổi tiếng với khả năng chống viêm, chữa được chứng sưng nướu.

8. Uống nước ép nam việt quất: Một trong những nguyên nhân gây ra chứng chảy máu chân răng đó là do vi khuẩn bám vào răng. Nước ép nam việt quất giúp đánh bật vi khuẩn ra khỏi răng. Uống ít nhất 4 ly đều đặn mỗi ngày để có kết quả tốt nhất. Nhưng cần lưu ý rằng quá nhiều đường sẽ có tác hại đến răng, nên tốt nhất là uống nước ép không đường.

9. Súc miệng bằng chanh pha muối: Tạo một hỗn hợp gồm nước cốt chanh và muối để thoa vào răng trong vài phút. Sau đó súc miệng sạch sẽ bằng nước ấm. Chanh giàu vitamin C, có chức năng chống viêm, có lợi cho việc chữa bệnh chảy máu chân răng.

10. Bỏ thuốc lá: Các bệnh về răng miệng rất phổ biến trong những người hút thuốc lá. Tốt nhất là nên bỏ thuốc lá nếu thấy có dấu hiệu chảy máu chân răng.

Ngoài 10 cách làm ở trên, chắc chắn còn những phương pháp khác cần nắm rõ nếu muốn thoát khỏi căn bệnh phiền phức này. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu. Stress gây suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm các loại vi rút trong đó có vi rút gây ra các bệnh về nướu. Vì thế nên tránh để bản thân rơi vào tình trạng phiền muộn, và cũng nên nhớ đánh răng mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn. Ngoài ra cũng cần đến bác sĩ nha khoa hai lần mỗi năm để được ngăn chặn kịp thời các vấn đề liên quan đến răng miệng.