Sau khi Philippines đã thông báo cho tòa án quốc tế tranh chấp biển Đông vừa qua, Bắc Kinh đã không tham gia.

(Ảnh minh họa)
Vào ngày 7/12, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã công bố một văn kiện chính thức về lập trường của Bắc Kinh liên quan tới đề nghị của Philippines về sự phân xử quốc tế trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Đó là lần đầu tiên Trung Quốc nêu chi tiết lập trường của nước này liên quan tới vụ kiện do Philippines khởi xướng. Bắc Kinh từ lâu đã khẳng định sẽ không tham gia và cũng không chấp nhận kết quả phân xử và văn kiện mới công bố đã đưa ra giải thích pháp lý cho lập trường đó.
Ông Xu Hong, người đứng đầu Ủy ban luật và hiệp ước thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc, nói rằng chính phủ nước này đã quyết định công bố văn kiện để xóa bỏ những hiểu sai về lập trường của Bắc Kinh.
Điểm cốt lõi của việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện của Philippines là Bắc Kinh không tin tòa trọng tài có thẩm quyền để phân định vụ việc. Rộng hơn, Trung Quốc bác bỏ ý kiến rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, mà Bắc Kinh là trung tâm vụ kiện của Philippines.
“Để xác định bất kỳ tuyên bố nào của Philippines, tòa trọng tài chắc chắn phải định đoạt, dù là trực tiếp hay gián tiếp, vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông… Mà vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại vượt quá phạm vi của công ước”, văn kiện lập trường của Trung Quốc viết.
Trên thực tế, một trong những điều đầu tiên mà tòa sẽ phải quyết định là liệu tòa có thẩm quyền xem xét vụ kiện hay không. Còn Bắc Kinh thì đã làm rõ lập trường rằng vụ kiện không nên tiếp tục.
Văn kiện của Trung Quốc cũng phản hồi các điểm cốt lõi trong vụ kiện của Philippines: rằng tuyên bố về “các lợi ích lịch sử” của Trung Quốc mâu thuẫn với UNCLOS và rằng các khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển đã vượt quá giới hạn 200 hải lý do UNCLOS thiết lập.
Bắc Kinh đã đáp trả khi nói rằng vấn đề cơ bản là chủ quyền cần phải được giải quyết trước tiên. “Chỉ sau khi phạm vi của tuyên bố chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông được xác định thì mới có thể đưa ra quyết định về phạm vi các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông”, văn kiện viết. Nói cách khác, trước khi UNCLOS hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác có thể giải quyết vấn đề các tuyên bố hàng hải, Trung Quốc và các bên liên quan phải làm rõ ai sở hữu cái gì.
Trung Quốc cũng nói rằng, vào năm 2006, Bắc Kinh đã tuyên bố không chấp nhận các thủ tục phân xử do UNCLOS đưa ra, trong đó có các vấn đề liên quan tới phân định hàng hải. Vì Philippines đang đề nghị tòa trọng tài phán quyết về việc liệu các khu vực tranh chấp có thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines hay không, thì quyết định của tòa chắc chắn có liên quan tới tiến trình phân định hàng hải. Dù tòa có thẩm quyền phán quyết về vụ việc, Trung Quốc cũng khẳng định nước này không có nghĩa vụ phải chấp nhận phán quyết.
“Bằng việc bắt đầu sự phân xử hiện thời như một nỗ lực nhằm bác bỏ tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc, Philippines đang lạm dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước”, văn kiện của Trung Quốc viết.
Cuối cùng, Bắc Kinh khẳng định rằng, bằng việc đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế, Philippines đang vi phạm một thỏa thuận hiện thời nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
“Philippines bị cấm khởi xướng sự phân xử đơn phương”, Trung Quốc khẳng định, trích dẫn các thỏa thuận song phương và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và khối ASEAN ký kết năm 2002.
Theo đó, Trung Quốc nói rằng vụ kiện của Philippines không phải là một nỗ lực thiện chí nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông, mà là một nỗ lực “nhằm tăng sức ép chính trị lên Trung Quốc”.
Văn kiện của Trung Quốc khăng khăng:
“Việc Philippines khởi xướng đơn phương sự phân xử hiện thời sẽ không thay đổi lịch sử và sự thật về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, cũng không làm lung lay quyết tâm của Bắc Kinh nhằm bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hàng hải liên quan, cũng không ảnh hưởng tới chính sách và lập trường của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng đàm phán trực tiếp và hợp tác với các nước khác trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Trung Quốc vẫn luôn nói rằng nước này sẽ không thay đổi mọi quan điểm về Biển Đông do vụ kiện của Philippines, dù tòa án có ra phán quyết thế nào.
Đó là lần đầu tiên Trung Quốc nêu chi tiết lập trường của nước này liên quan tới vụ kiện do Philippines khởi xướng. Bắc Kinh từ lâu đã khẳng định sẽ không tham gia và cũng không chấp nhận kết quả phân xử và văn kiện mới công bố đã đưa ra giải thích pháp lý cho lập trường đó.
Ông Xu Hong, người đứng đầu Ủy ban luật và hiệp ước thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc, nói rằng chính phủ nước này đã quyết định công bố văn kiện để xóa bỏ những hiểu sai về lập trường của Bắc Kinh.
Điểm cốt lõi của việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện của Philippines là Bắc Kinh không tin tòa trọng tài có thẩm quyền để phân định vụ việc. Rộng hơn, Trung Quốc bác bỏ ý kiến rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông, mà Bắc Kinh là trung tâm vụ kiện của Philippines.
“Để xác định bất kỳ tuyên bố nào của Philippines, tòa trọng tài chắc chắn phải định đoạt, dù là trực tiếp hay gián tiếp, vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông… Mà vấn đề chủ quyền lãnh thổ lại vượt quá phạm vi của công ước”, văn kiện lập trường của Trung Quốc viết.
Trên thực tế, một trong những điều đầu tiên mà tòa sẽ phải quyết định là liệu tòa có thẩm quyền xem xét vụ kiện hay không. Còn Bắc Kinh thì đã làm rõ lập trường rằng vụ kiện không nên tiếp tục.
Văn kiện của Trung Quốc cũng phản hồi các điểm cốt lõi trong vụ kiện của Philippines: rằng tuyên bố về “các lợi ích lịch sử” của Trung Quốc mâu thuẫn với UNCLOS và rằng các khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các vùng biển đã vượt quá giới hạn 200 hải lý do UNCLOS thiết lập.
Bắc Kinh đã đáp trả khi nói rằng vấn đề cơ bản là chủ quyền cần phải được giải quyết trước tiên. “Chỉ sau khi phạm vi của tuyên bố chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông được xác định thì mới có thể đưa ra quyết định về phạm vi các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông”, văn kiện viết. Nói cách khác, trước khi UNCLOS hay bất kỳ tổ chức quốc tế nào khác có thể giải quyết vấn đề các tuyên bố hàng hải, Trung Quốc và các bên liên quan phải làm rõ ai sở hữu cái gì.
Trung Quốc cũng nói rằng, vào năm 2006, Bắc Kinh đã tuyên bố không chấp nhận các thủ tục phân xử do UNCLOS đưa ra, trong đó có các vấn đề liên quan tới phân định hàng hải. Vì Philippines đang đề nghị tòa trọng tài phán quyết về việc liệu các khu vực tranh chấp có thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines hay không, thì quyết định của tòa chắc chắn có liên quan tới tiến trình phân định hàng hải. Dù tòa có thẩm quyền phán quyết về vụ việc, Trung Quốc cũng khẳng định nước này không có nghĩa vụ phải chấp nhận phán quyết.
“Bằng việc bắt đầu sự phân xử hiện thời như một nỗ lực nhằm bác bỏ tuyên bố năm 2006 của Trung Quốc, Philippines đang lạm dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước”, văn kiện của Trung Quốc viết.
Cuối cùng, Bắc Kinh khẳng định rằng, bằng việc đưa vụ việc ra tòa trọng tài quốc tế, Philippines đang vi phạm một thỏa thuận hiện thời nhằm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
“Philippines bị cấm khởi xướng sự phân xử đơn phương”, Trung Quốc khẳng định, trích dẫn các thỏa thuận song phương và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh và khối ASEAN ký kết năm 2002.
Theo đó, Trung Quốc nói rằng vụ kiện của Philippines không phải là một nỗ lực thiện chí nhằm giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông, mà là một nỗ lực “nhằm tăng sức ép chính trị lên Trung Quốc”.
Văn kiện của Trung Quốc khăng khăng:
“Việc Philippines khởi xướng đơn phương sự phân xử hiện thời sẽ không thay đổi lịch sử và sự thật về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, cũng không làm lung lay quyết tâm của Bắc Kinh nhằm bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hàng hải liên quan, cũng không ảnh hưởng tới chính sách và lập trường của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng đàm phán trực tiếp và hợp tác với các nước khác trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Trung Quốc vẫn luôn nói rằng nước này sẽ không thay đổi mọi quan điểm về Biển Đông do vụ kiện của Philippines, dù tòa án có ra phán quyết thế nào.